1. Dự án Chung cư cao cấp Sun Square
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Thăng Long
Địa chỉ dự án:Số 21 Lê Đức Thọ,Mỹ Đình, Hà Nội
Nhà thầu thi công: Công ty Cổ phần sông Đà 1
Quy mô:gồm 5 tòa, cao 17 – 21– 34 tầng
Số vốn đầu tư:1.900 tỷ VNĐ
Sun Square ban đầu có tên là “Thăng Long Mansion”, được khởi công từ năm 2009, lúc đó chủ đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013. Cuối năm 2011, khi Dự án Thăng Long Mansion được thi công đến tầng 6, đơn vị chủ đầu tư đã ngừng mọi hoạt động thi công.
Hiện chủ đầu tư cam kết sẽ giao nhà vào quý 3/2016. Đến nay Sun square đã hoàn thiện móng, 3 tầng hầm, phần thân đã xây thô xong từ tầng 10 đến tầng 16.
![]() Cảnh dự án dở dang vào tháng 11/2013 ![]() Tổ hợp tòa nhà dang dở này từng được tận dụng làm chỗ để xe, rửa xe. ![]() Công trình nhìn từ ngã tư Lê Đức Thọ – Hàm Nghi ![]() Hiện tại các tòa đang xây dựng phần thân từ tầng 10 đến tầng 16 ![]() ![]() ![]() |
Các căn hộ tại đây đang được chủ đầu tư bán với giá từ 27 triệu đồng/m2. Giá này đã giảm nhiều so với mức giá từ 34 – 37 triệu đồng/m2 mà chủ đầu tư đưa ra hồi năm 2011. |
2. Dự án khu đô thị nam đường 32, Hoài Đức, Westpoin
Chủ quản đầu tư: Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc Phòng.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5.
Quy mô : 46,89 ha
Tổng mức đầu tư:6.300 tỷ đồng.
Vị trí dự án : Thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Giang, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Ngày khởi công :tháng 01/2012.
Dự kiến hoàn thành :Năm 2019.
Đã hoàn thành phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh dự án vào tháng 2/2015. Tháng 5 năm 2015 bắt đầu triển khai xây dựng công trình Nhà vườn thấp tầng thuộc giai đoạn 1 của dự án, trong khoảng 4 tháng Chủ đầu tư đã triển khai 4 lô (TT5.1, TT5.2, TT4.3, TT4.4) trên tổng số 15 lô nhà, đã và đang thi công 168 căn trên tổng số 549 căn nhà vườn thấp tầng GĐ1 của dự án. Trong đó 67 căn TT52 đã hoàn thành phần thô và bắt đầu giai đoạn hoàn thiện, dự kiến hoàn thành và bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 1 năm 2016.
Hiện dự án tiếp tục triển khai thi công 381 móng căn nhà liền kề. Dự kiến đến tháng 12/2015 sẽ hoàn thành đồng bộ toàn bộ móng và phát triển phần thân công trình theo tiến độ bán hàng và bàn giao cho khách hàng.
![]() Tuyến đường số NB6 đã thi công nền đường đến lớp cấp phối đá dăm và trồng cây xanh ![]() Thi công phần thô lô TT5.2 ![]() Lô TT5.2 đã thi công thi công xong phần thô và chuẩn bị đi vào hoàn thiện ![]() Thi công phần móng ![]() Hiện dự án tiếp tục triển khai thi công 381 móng căn nhà liền kề. ![]() ![]() |
3. Dự án công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại FLC Twin Towers
Chủ đầu tư: Tập đoàn FLC
Vị trí dự án: 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Quy mô dự án:Gồm 2 tòa tháp cao 50 tầng và 38 tầng.Trong đó có 5 tầng trung tâm thương mại và 3 tầng hầm liên thông.
Ngày khởi công: Tháng 6/2015
Ngày hoàn thành:Tháng 6/2017
Chủ đầu tư cho biết, dự án sẽ được thiết kế với nhiều hạng mục tiện ích đi kèm như: Trung tâm mua sắm, thương mại, dịch vụ, khu ăn nhanh (food court), bể bơi trong nhà, bể bơi ngoài trời, khu thể dục thể thao, spa, khu vui chơi, vườn hoa, công viên, trường mầm non quốc tế, bãi đậu trực thăng…
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
4. Dự án Goldmark City
Chủ đầu tư:Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng- Địa ốc Việt Hân
Vị trí:136 Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Quy mô dự án là khu phức hợp bao gồm căn hộ cao cấp, khu thương mại - văn phòng - dịch vụ công cộng và các tiện ích xã hội khác. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, tổng mức đầu tư toàn dự án lên tới hơn 10,8 nghìn tỷ đồng, riêng hạng mục căn hộ tại dự án đã lên tới hơn 5.000 căn hộ.
Dự kiến bàn giaonăm 2017
Goldmark City vốn có tên Castle Plaza 136 Hồ Tùng Mậu, dù được quảng cáo rầm rộ với khu phức hợp hiện đại quy mô hơn 10 nghìn tỷ nhưng trên thực tế dự án đã bỏ hoang tới hơn 3 năm trời vì chủ đầu tư không thi công.
Cuối năm 2014, dự án đột ngột được đổi tên thành Goldmark City cùng với sự tham gia của hàng loạt gương mặt mới như: CTCP Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam và Ngân hàng Maritime Bank với danh nghĩa là đối tác quản lý, điều hành và ngân hàng hỗ trợ khách hàng vay vốn mua nhà.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
5. Dự án Home City
Chủ đầu tư:Công ty CP Đầu tư Văn Phú (Văn Phú Invest).
Vị trí: 177 Trung Kính, thuộc Tổ 51, phường Yên Hòa, Cầu Giấy.
Dự kiến bàn giaoquý III/2016.
Home City là khu Tổ hợp căn hộ gồm 4 tòa tháp cao 27-30 tầng (không kể tầng hầm) với chức năng là trung tâm thương mại kết hợp văn phòng và nhà ở. Khối đế 3 tầng và 2 tầng hầm được thiết kế liên thông. Ngoài ra, dự án còn có 2.200 m2 để xây dựng trường tiểu học cao 5 tầng và 8.300m2 xây dựng cơ sở hạ tầng cây xanh sân vườn.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Hồng Khanh
Tiến độ một số dự án hot tại Hà Nội tháng 8/2015 (Phần 1)" alt=""/>Tiến độ hàng loạt dự án hot tại Hà Nội (P3)Bức ảnh đăng kèm nội dung chia sẻ
Trước đó không lâu, trên trang mạng xã hội, sinh viên Đặng Thị Ngọc Trâm được cho là sinh viên trường Học viện Nông nghiệp đã chia sẻ cách xử lí lọc nước sinh hoạt trong kí túc xá thủ công. Chia sẻ có nội dung như sau:
“Nếu đang ở kí túc xá thì càng nên thử. Cần vài tờ khăn ướt và giây chun. Bịt miệng vòi nước lại và xả chảy liên tục khoảng 1 tiếng. Tháo tờ khăn ướt ra và xem thế nào nhé. Hiện mình đang ở kí túc xá C3. Phòng mình đã dùng khăn ướt để lọc nước khá lâu rồi. Không biết các phòng khác thì như thế nào? Với nguồn nước như vậy có ai thế ghê sợ không? Tuy nhà trường đã có hệ thống lọc nước để sinh viên ở kí túc xá lấy về uống. Nhưng nguồn nước này bạn rửa mặt, tắm rửa, rửa hoa quả, đồ ăn thì bạn thấy như thế nào?”
Ngay lập tức chia sẻ trên nhận được nhiều ý kiến bình luận của sinh viên trong trường. Nhiều người giật mình hoảng hốt và hết sức ngạc nhiên, lo ngại về hiện tượng nước đóng cặn đen trên tờ khăn ướt. Tuy nhiên, đa số các sinh viên đang ở trong kí túc cho biết đã sử dụng nhiều biện pháp để lọc nước từ lâu. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn đăng tải những hình ảnh nước đen sì và cho rằng đây là chuyện thường xảy ra trong nhiều năm.
Nước đen là chuyện bình thường
Trao đổi trực tiếp với một số sinh viên đang ở kí túc xá của trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì được biết, tình trạng nước màu đen thỉnh thoảng xảy ra ở các khu nhà như: B4, C2, C3, A1, A2, B3. Đó hầu hết là các khu nhà cũ, đã được xây dựng từ lâu.
Sinh viên Vàng Thị Hồng, khóa 56 cho biết: “Khi phát hiện nước màu đen và báo các với ban quản lý kí túc xá thì được trả lời là do hệ thống lọc nước hỏng, đợi nó sạch thôi. Có hôm đợi mãi không sạch chẳng ai dám tắm. Sinh viên trong kí túc thường dùng bông lọc nước nhưng không sạch lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao. Đành dùng bừa thôi!”
Hiện là sinh viên năm cuối, chỉ ở kí túc một thời gian ngắn nữa nhưng Hồng cũng mong nhà trường thay hệ thống máy lọc nước tốt hơn cho khóa sau có nước sạch dùng.
Một sinh viên nam khác, đang ở kí túc xá B4, chia sẻ, nước bị màu đen là chuyện bình thường nhưng chỉ diễn ra mấy tiếng , hoặc một buổi lại sạch. Sinh viên này cho rằng có thể là do nguồn nước hoặc do đường uống quá cũ nên sinh ra hiện tượng trên. Rất nhiều sinh viên đã kiến nghị và ban quản lí phản hồi sẽ cố gắng xử lí.
“Mỗi khi các xả bể thì coi như ngày hôm đó không dùng nước luôn. Đang giặt áo trắng hay khăn mà bị nước như thế thì cũng xác định là bỏ”- sinh viên Trần Việt Anh khóa 58 nói.
Tin vui nước sạch
Trước hiện tượng nước sinh hoạt chuyển màu đen thỉnh thoảng xuất hiện ở kí túc xá trong nhiều năm của trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam được sinh viên của trường phản ánh, pv Tiền Phong đã liên hệ, gặp trực tiếp đại diện nhà trường, Ban quản lí kí túc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ trường học để tìm hiểu về vấn đề này.
Thầy Lê Ngọc Hướng, Giám đốc trung tâm Dịch vụ nhà trường, Học viện Nông nghiệp Việt nam, cho biết, nhà trường đầu tư tương đối lớn cho hệ thống cấp, lọc nước. Có hệ thống lọc nước riêng để sinh viên trong kí túc xá lấy về uống. Thầy Hướng xác nhận, có hiện tượng nước chuyển màu, nước có cặn bùn, đất.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo thầy Hướng, có thể là do nguồn nước nhiễm mangan, trong quá trình lọc nước bị kết tủa, lắng cặn nên khi xả bể sẽ cho ra nước màu đen.
Được biết thêm, ban quản lý kí túc rất quan tâm tới những kiến nghị, đề xuất của sinh viên, đặc biệt là vấn đề nước uống, nước sinh hoạt. Hàng tháng, nhà trường liên kết với Trung tâm y tế Gia Lâm kiểm tra mẫu nước. Nếu có vấn đề gì ngay lập tức sẽ dừng cấp nước để xử lý. Và theo đó, nước uống và nước sinh hoạt của khu kí túc xá Học viện Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng.
Trao đổi thêm, thầy Lê Ngọc Hướng cho biết tin tưởng vào kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cũng băn khoăn không biết, nước sinh hoạt có quy trình kiểm tra khác với nước uống không bởi hiện tại, mẫu phiếu kiểm tra về chỉ tiêu vi sinh của hai loại nước này tương tự nhau.
Về phía đại diện nhà trường, thầy Vũ Ngọc Huyên, Thường trực Thường vụ Đảng ủy, Trưởng Phòng Công tác Chính trị và Công tác Sinh viên cung cấp thêm thông tin. Nhà trường đang lên kế hoạch thay toàn bộ hệ thống lọc nước mới với công nghệ tiên tiến hơn. Rất có thể sẽ tiến hành ngay trong mùa hè năm nay. Nhà trường rất nỗ lực để mang lại nguồn nước sạch cho sinh viên sử dụng.
(Theo Thanh Nga/ Tấm Gương)
" alt=""/>Lý giải chuyện nước chuyển màu ở kí túc xá Học viện Nông nghiệp